vjsssportlogonew5

Gái có công chồng chẳng phụ - Câu chuyện cảm động đất trời về nghĩa tào khang, ai cũng nên đọc một lần

Con người sống ở trên đời cần phải có chữ tín, một người mà không giữ chữ tín thì sẽ không có chỗ đứng trong xã hôi, một quốc gia mà không có chữ tín thì không thể phát triển bền vững. Bởi vậy, cổ nhân coi việc giữ chữ tín là điều vô cùng quan trọng.

Lời hứa đáng giá ngàn vàng

Trong văn hoá truyền thống thì thủ tín là một mỹ đức căn bản, là phẩm hạnh của các bậc chính nhân quân tử. Tín – đó là thái độ trách nhiệm của một người đối với bản thân cũng như đối với người khác. Người có thể thủ tín thì mới có thể thành thật với chính mình, một lời nói ra thì như đinh đóng cột không gì có thể thay đổi, lời nói và việc làm phải đồng nhất với nhau. Vậy nên người xưa có câu nói rằng: “Nhất ngôn cửu định, tứ mã nan truy”, lời nói ra thì nặng tựa núi Thái Sơn, bốn ngựa cũng khó mà theo kịp. Đối với cổ nhân thì việc thủ tín còn quan trọng hơn cả sinh mệnh của mình, một lời đã nói ra thì dù bằng mọi giá phải thực hiện, vậy nên có câu thành ngữ: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng”.

Câu thành ngữ này theo sử ký Quý Bố ghi chép: “Được trăm lượng hoàng kim cũng không bằng một lời hứa của Quý Bố”. Một lời nói ra thì dù cho thế nào cũng phải thủ tín, ngàn vàng cũng không dễ gì thay đổi, “Nhất ngôn vi định”, một lời nói ra thì coi như mọi việc đã được định xong, cần thủ tín không được trái lời.

Cũng chính vì vậy mà người xưa khi làm ăn buôn bán, bất luận lớn nhỏ ra sao, lời  lãi nhiều hay ít, chỉ cần hai bên đã thống nhất với nhau thì một câu nói là đủ.

Không giống như xã hội chúng ta ngày nay, khi con người không còn chú trọng tới đạo đức và nhân phẩm của mình cho nên tất cả mọi việc trong làm ăn đều cần phải có hợp đồng khế ước, tìm luật sư làm chứng, không những vậy lại còn phải đến cơ quan thẩm quyền công chứng xác nhận…, vô cùng phức tạp. Mọi người luôn phải trăm phương nghìn kế nghĩ cách đề phòng, sợ đối phương tìm cách lách luật làm tổn thất cho mình.

Cổ nhân lấy đạo đức, phẩm hạnh của mình làm tâm pháp chế ước bản thân không làm điều xấu, cho nên làm người đối đãi với mọi việc đều “nhất ngôn nhất hành”, lời nói và việc làm phải đồng nhất với nhau. Cổ nhân đối với mỗi một lời nói, mỗi một việc làm của mình đều dùng tiêu chuẩn đạo đức cao để đo lường, làm tiêu chuẩn mẫu mực cho hậu thế noi theo, sợ rằng những lời nói việc làm của mình xa rời đạo đức sẽ ảnh hưởng tới con cháu sau này.

Người xưa khi làm ăn buôn bán, bất luận lớn nhỏ ra sao, lời  lãi nhiều hay ít, chỉ cần hai bên đã thống nhất với nhau thì một câu nói là đủ. Ảnh dẫn theo sohu.com

Có một câu truyện truyền kỳ cảm động lưu truyền hậu thế ngàn năm về việc thủ tín của người xưa, là nét đẹp văn hoá truyền thống ngàn đời qua:

Trình Doãn Nguyên, tự là Hiếu Tư là danh gia vọng tộc vùng Hoài Nam, phụ thân là Trình Huân Trứ là một thương nhân buôn bán ở Hoài Nam nhưng vào những Càn Long triều đại nhà Thanh việc làm ăn suy giảm nên bỏ nghề buôn bán, theo đuổi con đường kinh sử.

Đương thời ở Huyện Bình Cốc, Bắc Bình có một người tên gọi Lưu Đăng Dong cũng trên đường đến kinh thi cử tìm đường công danh, tình cờ gặp được Trình Huân Trứ ở cùng quán trọ. Hai người tuy lạ mà quen, gặp nhau nói chuyện tâm đầu ý hợp, cảm thấy rất thân thiết với nhau, sau đó cả hai nhất trí quyết định hứa hôn hai nhà kết nghĩa thông gia. Lúc này cả hai vẫn còn độc thân chưa thành gia lập thất.

Sau này Lưu Đăng Dong nhậm chức Thái Phủ ở Bồ Châu, Hà Đông, đến năm 60 tuổi vẫn chưa sinh được con trai, trong nhà chỉ có vợ già và cô con gái nhỏ cùng một số nô tỳ hầu hạ. Không lâu sau vợ của Lưu Đăng Dong qua đời, ông cũng vì thế mà đau buồn sinh bệnh.

Trước lúc lâm chung ông nói với con gái: “Trình Doãn Nguyên ở Hoài Nam là vị hôn phu của con, chuyện này là do cha mẹ hai nhà đã định hôn ước từ lâu, con cần nhớ kỹ không được quên”. Sau khi an táng cho cha  xong, Lưu thị cũng trở về quê nhà.

Còn về phần Trình Huân Trứ, sau khi Lưu Đăng Dong nhậm chức không lâu thì mắc bệnh qua đời mấy năm sau đó. Trình Doãn Nguyên sau khi mãn hạn tang cha định đi đến Sơn Tây thì nghe được tin nhạc phụ bệnh nặng liền đi đến thẳng huyện Bình Cốc hỏi thăm, nhưng đến nơi thì được biết Lưu thị sau khi an táng cha xong không biết đã bỏ đi nơi nào, để lại nhà cửa trống vắng không người ở.

Trình Doãn Nguyên thấy thân mình như vào cảnh khốn cùng, nghìn dặm xa xôi đến đây lại không dò la được chút tin tức gì, tiền bạc mang theo trên người lại không còn nhiều, chẳng biết phải làm sao? May thay gặp được người tốt giúp đỡ, lại vất vả trở về Hoài Nam.

Ảnh minh họa. Dẫn theo dramapanda.com

Lại nói về Lưu Đăng Dong vì làm quan thanh bạch nên sau khi chết, chi phí mai táng xong thì của cải cũng chẳng còn đáng là bao, Lưu thị chỉ còn cách dệt vải thuê cho người ta kiếm sống nuôi thân. Người dân lân cận sống lâu ngày với Lưu thị thấy nàng là người hiền lành nhân hậu, vì vậy đã có nhiều mối muốn ngỏ lời xin cưới. Nhưng lần nào cũng vậy, Lưu thị đều lấy lý do mình là người đã có hôn phu đính ước để từ chối, tuy vậy mọi người đều không tin.

Lưu thị có một người dì xuất gia làm ni ở Tiếp Dẫn Am, Tân Môn. Lưu Thị vì muốn tránh những tai tiếng phiền phức nên đành lặng lẽ vào nơi cửa Phật nương nhờ dì mình. Cũng vì vậy mà ni cô già nhiều lần khuyên Lưu thị xuất gia làm ni, nhưng nàng đều từ chối:

“Thân thể này do cha mẹ ban cho đâu thể nào tự ý huỷ đi (Phụ nữ ngày xưa đối với việc cắt tóc là vô cùng quan trọng, không được sự cho phép của cha mẹ thì không được tuỳ ý động vào). Hơn nữa trước lúc phụ thân lâm chung đã căn dặn kỹ là tiểu nữ đã có hôn ước hai nhà từ trước, nay tiểu nữ đâu thể làm trái lời phụ thân căn dặn. Nay tiểu nữ bất đắc dĩ mới phải nương tựa nơi đây để tránh những điều tai tiếng gièm pha của người trong thiên hạ, đối với việc cắt tóc xuất gia tiểu nữ chưa thể làm”.

Vậy là từ đó về sau, Lưu thị giấu mình trong mật thất không gặp bất cứ một ai, hàng ngày sớm tối nhang đèn cầu nguyện mong có một ngày có thể gặp vị hôn phu đính ước của mình một lần, cho dù có chết cũng hả dạ cam lòng.

Ảnh minh họa. Dẫn theo pinterest.com

Còn về phần mình, Trình Doãn Nguyên sau khi trở về nhà, cuộc sống ngày một khó khăn, cũng có nhiều người khuyên chàng tìm người khác phối ngẫu tơ hồng để cùng nhau phấn đấu làm ăn. Nhưng Doãng Nguyên đều đáp: “Lưu thị hiện nay sống chết thế nào đều bặt vô âm tín, nếu như xấu số bỏ mạng thì coi như việc này đã rồi, nhưng nếu như Lưu thị còn sống và vẫn thủ tiết chờ tại hạ, tại hạ lại trong hoàn cảnh chưa rõ thực hư ra sao mà vong ân phụ nghĩa bỏ mặc Lưu thị, đây là việc tuyệt đối không thể làm”.

Thời gian cứ thế qua đi, Trình Doãn Nguyên sống gần 30 năm đơn lẻ một mình trong chờ đợi, mãi cho tới năm gần 50 tuổi ông vẫn thường theo thuyền chở hàng qua lại hai vùng nam bắc để tìm kiếm tin tức Lưu thị.

Vào tháng 4 năm Đinh Dậu thời vua Càn Long, trong một lần thuyền cập bến ở Tân Môn, Trình Doãn Nguyên xuống thuyền vào quán trà uống nước. Vừa hay nghe được mọi người bàn tán nhau chuyện của Lưu thị, ông chăm chú lắng nghe mới biết được tin tức của nàng. Trình Doãn Nguyên lập tức tìm đến Tiếp Dẫn Am Lão ni cô sau khi nghe ông kể lại đầu đuôi câu truyện rồi đem nói với Lưu thị nghe. Lưu thị tỏ ý đa tạ tấm chân tình của Trình Doãn Nguyên và trách thân mình duyên phận không đầy, nay bản thân tuổi đã xế chiều, tóc đã bạc răng đã long, nếu gả cho Trình Doãn Nguyên sẽ làm cho thiên hạ chê cười. Vậy nên bà nhất quyết từ chối. Trình Doãn Nguyên kiên trì 3 lần xin được gặp Lưu thị nhưng cho dù khuyên nhủ thế nào bà vẫn không chịu gặp.

Trình Doãn Nguyên than ngắn thở dài đem mối u sầu đi vào trong huyện, gặp được huyện lệnh đương thời họ Kim. Kim huyện lệnh xưa nay vốn là người hết mực vì dân, không quản khó nhọc thương dân như con. Sau khi biết rõ sự tình, lập tức đến Tiếp Dẫn Am khuyên nhủ Lưu thị, cuối cùng sang ngày thứ hai thì thuyết phục được Lưu thị đồng ý. Kim huyện lệnh thấy rằng giúp người thì giúp tới cùng nên bèn đứng ra làm việc đại nghĩa cử hành hôn lễ cho hai người.

Một người thì thanh tâm tiết ngọc, trước sau thủ tiết vuông tròn, một người thì một lòng giữ tròn đạo nghĩa, dù số phận trớ trêu nhưng hai người đều không than không oán. Vì vậy Lưu thị và Trình Doãn Nguyên tuy gặp nhau khi hai người đã 57 tuổi nhưng bề ngoài vẫn chỉ như người 40 tuổi, tuy tóc có chút bạc nhưng răng chắc má hồng da dẻ mịn màng, nếu không nói ra thì khó có ai nhận biết được họ tuổi đã xế chiều.

Ảnh minh họa. Dẫn theo Thoibao.today

Xưa nay những người có thể giữ trọn nghĩa trinh không ít, nhưng làm được như hai người Trình Doãn Nguyên và Lưu thị thì quả là xưa nay khó thấy. Dù xa xôi nghìn dặm cách trở, dù cho chưa một lần gặp mặt, lại trong hoàn cảnh bặt vô âm tín, vẫn một lòng giữ trọn tiết trinh, thủ nghĩa đợi chờ hơn 30 năm không hề thay đổi.

Gái có công chồng chẳng phụ, ông trời cũng không rủ lòng người tốt, cuối cùng cũng cho hai người gặp nhau, lại được gặp Kim huyện lệnh mẫu mực thương dân như con, sau khi tác hợp cho hai người nên duyên chồng vợ, hơn nữa còn khen ngợi tấm lòng son sắc của hai người. Kim huyện lệnh lại sợ hai người về quê không có tiền bạc chẳng biết sẽ sống ra sao, nên đã không những đem chút đồng lương ít ỏi của mình quyên tặng, còn hô hào những thương nhân vẫn thường qua lại trong huyện ra tay giúp đỡ hai người về quê tạo dựng cơ nghiệp buôn bán làm ăn.

Dù có trải qua bao khó khăn và trắc trở, nhưng kết cục của câu chuyện lại mỹ mãn tốt đẹp, cũng chính là tròn đầy như lời hẹn ước năm xưa vậy! Tấm lòng thành tín của người xưa như vậy, ngày nay có mấy ai làm được đây?

Theo NTDTV

Nhanh tay đăng ký để nhận được ưu đãi nhất!
Độ tuổi của bé
Đăng ký học tại
 
banner-hoc_thu.600
VIDEO


Thống kê truy cập
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 62
Trong tuần: 677
Lượt truy cập: 473143

Quý phụ huynh cần liên hệ ghi danh học bóng đá cho các con hoặc hỗ trợ tư vấn các lớp học bóng đá xin vui lòng liên hệ với VJSS Group qua những kênh liên lạc dưới đây hoặc gọi trực tiếp vào Hotline, chúng tôi luôn sẵn sàng trực tiếp hỗ trợ quý khách 24/7.

VJSS Group hân hạnh được phục vụ quý khách!

VĂN PHÒNG GHI DANH CÓ MẶT Ở 5 THÀNH PHỐ LỚN

Văn phòng VJSS Sài Gòn

Địa chỉ: 182 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Hà Nội

Địa chỉ: Toà Nhà B14 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Đà Nẵng

Địa chỉ: CC Blue House An Trung, 1120 Ngô Quyền, P.An Bắc Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Cần Thơ

Địa chỉ: 9/30 Phạm Ngọc Hưng, P.An Hoà, Ninh Kiều, Cần Thơ

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Vũng Tàu

Địa chỉ: 444 Bình Giã, Nguyễn An Ninh, Tp.Vũng Tàu.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS hải ngoại Nhật Bản

Địa chỉ: 1-1-1 Shioya,Hatsukaichi, Hiroshima, Japan.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ

MIỄN PHÍ

https://academy.vjss.com.vn/files/assets//hv-hoc-thu.png
Hotline: 0903.80.88.33
  • Rèn Luyện Sức Khỏe
  • Sự Tự Tin
  • Tinh Thần Đoàn Kết
  • Kỷ Luật - Sáng Tạo

TRẢI NGHIỆM CHẤT LƯỢNG TẬP LUYỆN HÀNG ĐẦU

CẢM NHẬN TỪ PHỤ HUYNH VÀ HỌC VIÊN

Chúng tôi nỗ lực mỗi ngày để mang đến sân chơi bổ ích,lành mạnh cho các em và sự hài lòng của phụ huynh...

“Chị rất hài lòng về VJSS, các thầy dạy rất nhiệt tình,luôn quan tâm chu đáo cho các em, 2 bé học rất tiến bộ không những về bóng đá mà còn về tác phong lễ nghĩa theo phong cách Nhật Bản
Rất cám ơn VJSS đã cho các em có môi trường học thật vui và nghiêm túc."

Chị Hà
Phụ huynh 2 bé Minh Khang, Minh Khôi

"Tôi rất hài lòng về chất lượng giảng dạy của trung tâm VJSS. Đây là một trung tâm có khá đông học viên, tuy dạy đông nhưng các thầy khi lên sân đều quan tâm hết tất cả học viên. Cảm nhận về VJSS đúng như là đang đứng trong môi trường nhân văn lễ nghĩa đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ. Đúng là chất lượng từ Nhật có khác"

Chị Thủy
Phụ huynh em Khôi Nguyên

" Em chọn VJSS để rèn luyện sức khỏe vì em rất mập năm em 9 tuổi nhưng bây giờ nhờ sự chỉ dạy trực tiếp của thầy Hoài Anh - giám đốc trung tâm theo phương pháp giảm cân đặc biệt nên bây giờ em đã giảm được 25kg và e đã có thể đá banh tốt được rồi. Em cám ơn VJSS đã cho em môi trường thi đấu cao và có thêm nhiều bạn bè"

Em Tạ Gia Vỹ
10 tuổi Học viên VJSS
ĐỐI TÁC CỦA VJSS
partners1partners3logo_yamahapartners5partners6partners7partners8logo_yamaha

 logo-vjss-white

Vietnam - Japan
Soccer Star Sport Center

“ƯƠM MẦM ĐAM MÊ – NÂNG TÂM MƠ ƯỚC”

GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI

Học bóng đá theo phương pháp dạy Nhật Bản

Email: [email protected] - [email protected]

VJSS GROUP

Văn phòng VJSS Sài Gòn: 182 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4.

Chi Nhánh Hà Nội: Toà Nhà B14 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.

Chi Nhánh Đà Nẵng: CC Blue House An Trung, 1120 Ngô Quyền, P.An Bắc Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Chi Nhánh Cần Thơ:9/30 Phạm Ngọc Hưng, P.An Hoà, Ninh Kiều, Cần Thơ,

Chi Nhánh Vũng Tàu: 444 Bình Giã, Nguyễn An Ninh, Tp.Vũng Tàu.

Văn phòng hải ngoại Nhật Bản : 1-1-1 Shioya,Hatsukaichi, Hiroshima, Japan.

Điện thoại: 0903.80.88.33 - 0901445791 - 0707251282

CÔNG TY TNHH VJSS VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Địa chỉ: 182 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP. HCM - Điện thoại: 0903.80.88.33
GPKD số 0313711192 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 22/03/2016
Giám đốc/Sở hữu website Nguyễn Hoài Anh
Copyright 2014 VJSS.COM.VN
dathongbaobocongthuong
Thiết kế bởi Thiết Kế Web Giá Rẻ
Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ Google Map
Bản đồ