vjsssportlogonew5

Khoe khoang kiểu Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam khác gì nhau?

Gần đây có một bài viết tiếng Trung được cư dân mạng quan tâm liên quan đến quan niệm về sự giàu có, qua đó so sánh giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù nói về người Trung Quốc, nhưng một bộ phận lớn người Việt Nam dường như cũng “có phần” trong đó.

Hoàng tử William, Công tước Cambridge tham dự buổi tiệc trà truyền thống tại Vườn Hama Rikyu trong chuyến viếng thăm Nhật Bản nằm 2015 (Ảnh: Tim Rooke – Pool /Getty Images)

Tác giả cho rằng, đa số người Nhật Bản ngày nay rất hạn chế “khoe khoang”. Trong xã hội Nhật Bản, nếu một ai đó khoe khoang bản thân “rất có tiền” sẽ bị xã hội tẩy chay và cô lập. Có một vị trí thức Nhật Bản cũng từng chia sẻ quan điểm: người thích khoe mẽ (như chạy xe thân dài hạng sang, tay cầm túi LV, đánh son môi đỏ chót) bị xã hội Nhật Bản xem là biểu tượng của “thô lỗ” và “bần cùng”.

Vào thập niên 80 thế kỷ trước là thời gian bong bóng kinh tế Nhật Bản lên đến đỉnh, khắp Tokyo toàn nhà đầu cơ bất động sản và cổ phiếu, nhiều người phát tài sau một đêm. Những người phụ nữ thì ai nấy tay cầm túi LV, nam giới thì vung tiền trong những hộp đêm.… Nhưng sau khi bong bóng kinh tế bị vỡ, người Nhật Bản mới tỉnh mộng. Nền kinh tế từ nóng chuyển sang lạnh, để lại hậu quả tồi tệ kéo dài.

Sau những chiêu trò không hay trong kinh tế được hưởng ứng một thời gian, tình hình sụp đổ sau đó cuối cùng đã khiến người Nhật Bản phải nhìn lại, tự phản tỉnh lại. Xã hội Nhật Bản bắt đầu thịnh hành “trào lưu mới”: ăn mặc giản dị; không còn muốn tăng ca, về nhà lúc 6h tối trở thành thói quen mới; người chồng vào bếp và chăm sóc con cái…

 


Người Nhật Bản cầu nguyện trước khi ăn (Ảnh chụp màn hình video)

Nhiều người Nhật Bản nhìn bề ngoài rất giản dị, khiêm tốn, nhưng thực tế là họ cực kỳ giàu có, đam mê những trò chơi như lướt sóng và đã từng đi lướt sóng trên nhiều bãi biển lớn trên khắp thế giới. Dường như người Nhật Bản hiện nay thích “khoe khoang” theo kiểu này.

Người Nhật cũng không thích khoe tài, nếu bạn có nghe nói đến một tài năng nào đó, thì thường sẽ là biết đến một cách bất ngờ hoặc ngẫu nhiên, chứ bản thân họ không đánh bóng tên tuổi cho mình. Do đó, khi tài hoa của họ được phát hiện, được ca ngợi, không những họ không vui thích mà còn ngại ngùng, đỏ mặt, giống như bị người bắt gặp mình mắc sai lầm gì đó. Điểm này chắc người Trung Quốc nghe sẽ cảm thấy không thể hiểu nổi.

Khác với người Nhật Bản, cách “khoe khoang” của người Trung Quốc trong xã hội hiện nay thuộc về thứ có thể gọi là “trơ trẽn”.

Hiện nay, những câu xã giao kiểu như: “Tôi mới mua cái túi hàng hiệu này…”, “Tôi rất quen biết người nổi tiếng này…”, “Nhà tôi thế này…” đã trở nên khá phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Nếu ở Nhật Bản mà có thái độ như thế có thể lập tức bị tẩy chay, cô lập.

Cuối thế kỷ 19, cha đẻ của kinh tế học định chế (Institutional economics) là Thorstein Veblen khi chứng kiến cảnh giới nhà giàu điên cuồng theo đuổi xa xỉ phẩm, ăn chơi sa đọa, khinh rẻ người lao động, ông đã viết tác phẩm “Luận về giai cấp nhàn rỗi” (The Theory of the Leisure Class), qua đó lên án động cơ và dục vọng của họ không khác gì những người nguyên thủy man rợ, cho rằng họ sẽ đẩy xã hội vào hai cực phân hóa nghiêm trọng, gây cản trở tiến bộ xã hội, phá hủy nền tảng đạo đức giúp xã hội khỏe mạnh, vì đối với họ lao động không còn là đạo đức tốt đẹp của con người cần được ca ngợi mà bị biến thành đối tượng để khinh bỉ.

Vương Tư Minh, thế hệ con cháu giới quyền quý của Trung Quốc Đại Lục (Ảnh chụp màn hình video Youtube)

Tại Trung Quốc ngày nay, dưới tác dụng của khẩu hiệu “hãy để cho một bộ phận giàu trước nổi lên”, kéo theo đó là xu thế sống xa xỉ như tiệc vàng, vung tay hoang phí… ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở thế hệ “Phú nhị đại”. Chuyện lượng tiêu thụ Rémy Martin của Pháp ở Trung Quốc cao hơn tổng lượng tiêu thụ của các khu vực khác trên thế giới gộp lại cũng không phải lạ.

Không chỉ riêng Trung Quốc, bệnh “thích khoe” của người Việt Nam cũng là một vấn đề dễ nhận thấy. Mới đây, trong cuộc thăm dò của Nielsen thực hiện tại 58 quốc gia, Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng chuộng hàng hiệu cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. 56% số người tham gia khảo sát trả lời rằng họ sẵn sàng trả nhiều tiền cho sản phẩm hàng hiệu hơn là những nhãn hàng ít nổi tiếng dù chức năng như nhau, bởi với họ dùng đồ hiệu là một cách thể hiện địa vị và đẳng cấp.

Giới trẻ Việt Nam hiện nay không ít người chạy theo hàng hiệu đắt tiền, sẵn sàng bỏ ra cả tháng lương để mua túi hiệu, giày hiệu… Có những cô nàng đi làm công sở, mức lương chỉ khoảng 10 triệu đồng nhưng lại mua những bộ mỹ phẩm đắt tiền với mức giá gấp 4 lần tháng lương của mình. Tâm lý thích xe sang, dùng đồ độc, đi du lịch nghỉ dưỡng ở những khu xa hoa đắt đỏ rồi chụp vài bức ảnh để đăng lên mạng xã hội khoe với thiên hạ đã không còn mới mẻ. Trong danh sách người mua những chiếc xe gắn máy phiên bản giới hạn, những mẫu iPhone đầu tiên mới ra đời nhất định không thể thiếu người Việt Nam. Trong số 50 chiếc Mercedes-Maybach S600 có giá 9,6 tỷ đồng, dự kiến sản xuất cho thị trường toàn cầu trong năm 2015, thì giới siêu giàu Việt Nam đã đặt mua 10 chiếc.

Tâm lý khoe khoang, thích thể hiện này cá biệt còn gây nên hệ quả là sự lãng phí của cả những tổ chức xã hội chứ không chỉ riêng người dân. Năm 2015, ở Việt Nam đã xác lập một kỷ lục mới khi nấu tô hủ tiếu lớn nhất với đường kính 150 cm, sâu 70 cm. Để làm ra tô hủ tiếu kỷ lục, các đầu bếp đã dùng 100kg hủ tiếu gạo, 100kg tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại rau, gia vị khác. Nhưng do thời gian trưng bày quá dài khiến nước phở, tôm, thịt nguội lạnh; bánh phở nở trương, không ngon và cuối cùng phải đổ đi toàn bộ. Vụ việc này đã gây nên một cuộc tranh cãi không nhỏ trên mạng xã hội xung quanh sự lãng phí của một kỷ lục.

Tô hủ tiếu kỷ lục của Việt Nam. (Ảnh: dongthaptourist.com)

Ở Nhật Bản, đề tài “mua bạo” thành điểm nóng truyền thông, vì cảnh du khách Trung Quốc điên cuồng mua xa xỉ phẩm tại Tokyo rất phổ biến, họ còn cố ý nói “quá rẻ” khiến người Nhật Bản cũng phải tròn mắt kinh ngạc. Nhưng có lẽ họ không biết rằng đó không phải thái độ tôn trọng của người Nhật Bản mà ngược lại là cảm giác phản cảm.

Ngày nay, trên đường phố Nhật Bản rất hiếm thấy có những chiếc xe hơi xa xỉ của phương Tây, chủ yếu là xe việt dã và xe nhiều chức năng (MPV), xe được chuộng nhất là loại mini bé nhỏ và xe bảo vệ môi trường. Người Nhật Bản đã không còn dùng xe hơi để đánh giá con người xem có thành đạt hay không, mà nó chỉ là thứ công cụ thay cho đi bộ, quan trọng nhất là vấn đề an toàn tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, những xe việt dã cỡ lớn của Toyota, Mitsubishi chủ yếu bán cho Trung Quốc.

Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu nhưng có đến cả trăm triệu người thuộc giới trung lưu, được xem là kiến trúc xã hội kiểu ô-liu điển hình, tỷ lệ lớp người trung lưu ở Nhật Bản đặc biệt cao, an sinh xã hội được đảm bảo, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội rất nhỏ, thu nhập của một CEO công ty trung bình chỉ gấp 5 – 10 lần người làm công ăn lương.

Nhà ở của người giàu Nhật Bản cũng chỉ thiết kế phong cách đơn giản, việc bày biện trong phòng những đồ dùng đắt đỏ bị xem là “tầm thường”.

Giữa giới nhà giàu Nhật Bản thịnh hành “triết lý ba không”, tức là “không có tài khoản ngân hàng (trước khi chết nhiều nhất chỉ nên có 20 triệu Yên, tương đương khoảng hơn 4 tỷ tiền Việt Nam), không có nhà, không chức tước”.

Ở Nhật Bản, có nhiều tiền và quyền lực thì khó được xã hội tôn trọng, thứ họ tôn trọng là cho dù bạn có danh giá cỡ nào thì cũng hãy kiên định không xa xỉ, sống giản dị.

 


Matsushita Kōnosuke, người sáng lập ra tập đoàn Matsushita, trường tư thục kinh tế chính trị Matsushita, viện nghiên cứu PHP (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Ví dụ như Matsushita Kōnosuke được xem là “thần kinh doanh”, nhưng bản thân ông lại không mấy hứng thú với của cải, ông xem quyền lực là “trách nhiệm và nỗi thống khổ”. Năm 1961, khi phóng viên của Tạp chí Time (Mỹ) đi tìm ông lấy tin, phát hiện ông ngồi uống trà cùng ba nhà nghiên cứu trẻ trong một ngôi nhà cổ ở Tokyo, họ bàn cách làm thế nào giúp nhân loại phồn vinh và hạnh phúc hơn, thứ trí tuệ cao nhất mà ông lĩnh ngộ được là “triết lý của nước: “Làm sao để những thứ mọi người cần biến thành rẻ như nước”.

Đối với Matsushita Kōnosuke, kinh doanh chỉ là phương tiện, mục đích cuối cùng chính là để thể hiện trách nhiệm xã hội và sự mong đợi của công chúng được thể hiện thông qua các con số. Để hoàn thành lý tưởng cao xa, ông đã hoạch định viễn cảnh của công ty trong 250 năm, lấy 25 năm là một giai đoạn, hoàn thành trong 10 giai đoạn.

Khi ông qua đời năm 1989, lợi nhuận của công ty Matsushita sau 70 năm thành lập lên đến 42 tỷ đô la Mỹ, dường như đã trở thành công ty lớn nhất thế giới. Ông nói với phóng viên Tạp chí Time: “Tôi muốn nghiên cứu cuộc đời, thăm dò nguồn gốc hạnh phúc của loài người.”

Matsushita đã thành tấm gương cho những người theo đuổi của cải ở Nhật Bản. Khi đó, “người đứng đầu giới tài chính Nhật Bản” Toshiwo Doko là Hội trưởng Hội Liên hiệp Đoàn thể kinh tế Nhật Bản, dường như bữa tối hàng ngày ông chỉ ăn xuyên cá mòi, còn đại sứ trú tại Trung Quốc là Uichiro Niwa khi là giám đốc kinh doanh của tập đoàn Itochu cũng chỉ đi làm bằng tàu điện.

Nhật Bản là một xã hội trung lưu cao độ, đối với họ thái độ huênh hoang khoe của là thái độ của kẻ hèn mọn. Ngay cả các bữa tiệc chiêu đãi của những người có địa vị cao trong xã hội Nhật Bản đều tổ chức rất đơn giản, chỉ ăn tự chọn hoặc ăn theo kiểu Nhật, dường như không có “khung cảnh hoa lệ” với đầy sơn hào hải vị như thường thấy ở giới thượng lưu Trung Quốc.

Nhiều nghị sĩ quốc hội đều tuân thủ nguyên tắc “ăn 10 phút”, không lãng phí thời gian vào việc ăn uống, chỉ cần ăn đủ là được, không cầu kỳ, không phô trương lãng phí, “ăn hết thì cảm ơn, ăn thừa thì xin lỗi” là kiến thức phổ thông của người Nhật.

Trong bối cảnh “văn hóa xấu hổ” của người Nhật Bản, lãng phí là đáng hổ thẹn, cho nên hiếm khi thấy người Nhật Bản lãng phí.

Hãy thử nhìn lại giới nhà giàu Trung Quốc, đa số là xuất phát từ “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, là kiểu tư bản mờ ám dựa vào quyền lực chính trị. Rõ ràng, trò khoe mẽ của những kẻ giàu có nhờ vào thứ của cải gom được đầy thủ đoạn này, hậu quả mang đến còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì mà nhà kinh tế Thorstein Veblen chỉ ra.

Nguồn trithucvn

Thành Nhân

Nhanh tay đăng ký để nhận được ưu đãi nhất!
Độ tuổi của bé
Đăng ký học tại
 
banner-hoc_thu.600
VIDEO


Thống kê truy cập
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 53
Trong tuần: 773
Lượt truy cập: 482517

Quý phụ huynh cần liên hệ ghi danh học bóng đá cho các con hoặc hỗ trợ tư vấn các lớp học bóng đá xin vui lòng liên hệ với VJSS Group qua những kênh liên lạc dưới đây hoặc gọi trực tiếp vào Hotline, chúng tôi luôn sẵn sàng trực tiếp hỗ trợ quý khách 24/7.

VJSS Group hân hạnh được phục vụ quý khách!

VĂN PHÒNG GHI DANH CÓ MẶT Ở 5 THÀNH PHỐ LỚN

Văn phòng VJSS Sài Gòn

Địa chỉ: 182 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Hà Nội

Địa chỉ: Toà Nhà B14 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Đà Nẵng

Địa chỉ: CC Blue House An Trung, 1120 Ngô Quyền, P.An Bắc Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Cần Thơ

Địa chỉ: 9/30 Phạm Ngọc Hưng, P.An Hoà, Ninh Kiều, Cần Thơ

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS Vũng Tàu

Địa chỉ: 444 Bình Giã, Nguyễn An Ninh, Tp.Vũng Tàu.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

Văn phòng VJSS hải ngoại Nhật Bản

Địa chỉ: 1-1-1 Shioya,Hatsukaichi, Hiroshima, Japan.

Hotline ghi danh: 0903.80.88.33 (Mr. Hoài Anh) - 0901445791 - 0707251282

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ

MIỄN PHÍ

https://academy.vjss.com.vn/files/assets//hv-hoc-thu.png
Hotline: 0903.80.88.33
  • Rèn Luyện Sức Khỏe
  • Sự Tự Tin
  • Tinh Thần Đoàn Kết
  • Kỷ Luật - Sáng Tạo

TRẢI NGHIỆM CHẤT LƯỢNG TẬP LUYỆN HÀNG ĐẦU

CẢM NHẬN TỪ PHỤ HUYNH VÀ HỌC VIÊN

Chúng tôi nỗ lực mỗi ngày để mang đến sân chơi bổ ích,lành mạnh cho các em và sự hài lòng của phụ huynh...

“Chị rất hài lòng về VJSS, các thầy dạy rất nhiệt tình,luôn quan tâm chu đáo cho các em, 2 bé học rất tiến bộ không những về bóng đá mà còn về tác phong lễ nghĩa theo phong cách Nhật Bản
Rất cám ơn VJSS đã cho các em có môi trường học thật vui và nghiêm túc."

Chị Hà
Phụ huynh 2 bé Minh Khang, Minh Khôi

"Tôi rất hài lòng về chất lượng giảng dạy của trung tâm VJSS. Đây là một trung tâm có khá đông học viên, tuy dạy đông nhưng các thầy khi lên sân đều quan tâm hết tất cả học viên. Cảm nhận về VJSS đúng như là đang đứng trong môi trường nhân văn lễ nghĩa đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ. Đúng là chất lượng từ Nhật có khác"

Chị Thủy
Phụ huynh em Khôi Nguyên

" Em chọn VJSS để rèn luyện sức khỏe vì em rất mập năm em 9 tuổi nhưng bây giờ nhờ sự chỉ dạy trực tiếp của thầy Hoài Anh - giám đốc trung tâm theo phương pháp giảm cân đặc biệt nên bây giờ em đã giảm được 25kg và e đã có thể đá banh tốt được rồi. Em cám ơn VJSS đã cho em môi trường thi đấu cao và có thêm nhiều bạn bè"

Em Tạ Gia Vỹ
10 tuổi Học viên VJSS
ĐỐI TÁC CỦA VJSS
partners1partners3logo_yamahapartners5partners6partners7partners8logo_yamaha

 logo-vjss-white

Vietnam - Japan
Soccer Star Sport Center

“ƯƠM MẦM ĐAM MÊ – NÂNG TÂM MƠ ƯỚC”

GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI

Học bóng đá theo phương pháp dạy Nhật Bản

Email: [email protected] - [email protected]

VJSS GROUP

Văn phòng VJSS Sài Gòn: 182 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4.

Chi Nhánh Hà Nội: Toà Nhà B14 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.

Chi Nhánh Đà Nẵng: CC Blue House An Trung, 1120 Ngô Quyền, P.An Bắc Hải, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Chi Nhánh Cần Thơ:9/30 Phạm Ngọc Hưng, P.An Hoà, Ninh Kiều, Cần Thơ,

Chi Nhánh Vũng Tàu: 444 Bình Giã, Nguyễn An Ninh, Tp.Vũng Tàu.

Văn phòng hải ngoại Nhật Bản : 1-1-1 Shioya,Hatsukaichi, Hiroshima, Japan.

Điện thoại: 0903.80.88.33 - 0901445791 - 0707251282

CÔNG TY TNHH VJSS VIỆT NAM - NHẬT BẢN
Địa chỉ: 182 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP. HCM - Điện thoại: 0903.80.88.33
GPKD số 0313711192 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 22/03/2016
Giám đốc/Sở hữu website Nguyễn Hoài Anh
Copyright 2014 VJSS.COM.VN
dathongbaobocongthuong
Thiết kế bởi Thiết Kế Web Giá Rẻ
Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ Google Map
Bản đồ